Over 16,534,143 people are on fubar.
What are you waiting for?

Mau mo da chôn người khổng lồ! Nhắc đến thánh địa mộ đá, người ta thường nghĩ ngay đến khu mộ Đống Thếch của xứ Mường Động cổ thuộc Vĩnh Đồng (Cao Phong, Hòa Bình). Nơi đó, từng có 1 khu mộ đá uy nghi giữa thung lũng, trong rừng thẳm. Ngày nay, thánh địa mộ đá chỉ còn lại các cột đá chơ vơ, những khu mộ đã bị mộ tặc đào rỗng ruột săn cổ vật từ rất nhiều năm trước. Tuy nhiên, ngay cả những nhà khoa học, chuyên nghiên cứu về mộ cổ, cũng ít người biết rằng, ở vùng Mường Động cổ xưa, cũng từng có 1 khu nghĩa địa quan lang, với các ngôi mộ khổng lồ, chứa ăm ắp các kho báu. 
Các ngôi mộ được cắm xung quanh bởi các phiến đá cao bằng nóc nhà, được kè, ốp bằng các phiến đá nặng cả chục tấn… chưa được nghiên cứu, giải mã, thì đã tan tành bởi đám đào mồ cuốc mả. Ngày nay, còn lại duy nhất trên đỉnh núi thiêng xứ Mường Thàng 1 ngôi mộ tương đối vẹn nguyên, nơi không ai dám bén mảng đến.  Ngôi mộ đá khổng lồ hiện vẫn còn nằm dưới lòng đất, trong vườn nhà anh Bùi Văn Tuấn. Nỗi sợ hãi mơ hồ, về sự trừng phạt của thần linh, khiến ngôi mộ được bảo vệ nguyên vẹn, chứ không phải bởi cơ quan chức năng. Những ngày tìm về thánh địa Mường Thàng, là một trong 4 xứ Mường lớn nhất trong câu “Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động”, chúng tôi không khỏi đau xót cho một di chỉ bị phá tan tan, mà còn kinh ngạc bởi các kho cổ vật, vàng ròng đã bị đám mộ tặc nẫng mất. 
Vùng trung tâm Mường Thàng cổ, từng là nơi quan lang ở, với ngựa xe võng lọng, kẻ hầu người hạ vây quanh, giờ là xã Dũng Phong, thuộc huyên Cao Phong (Hòa Bình), vùng đất của cam và mía tốt bời bời. Chúng tôi có mặt ở UBND xã, gặp mấy lãnh đạo, cả công an, lẫn văn hóa, tuy nhiên khi nhắc đến chuyện đi tìm ngôi mộ đá trên đỉnh núi thiêng xứ Mường Thàng, thì họ đều lảng tránh, không muốn dẫn đi, mặc dù, đứng ở trung tâm xã, nhìn thấy quả núi kia, áng chừng chỉ 2km theo đường chim bay. Người cáo bận, người kêu không biết đường lên ngôi mộ, người bảo biết đường lên núi tuy nhiên  không biết ngôi mộ ấy ở đâu, có người bảo không biết có ngôi mộ nào cả (?!). Sau này, chúng tôi mới biết rằng, không chỉ cán bộ xã, mà toàn bộ cư dân xứ Mường Thàng này đều sợ quả núi đó. Họ nghĩ rằng, ngọn núi đó là nơi thần ngự, chốn linh thiêng bậc nhất, và ngôi mộ là nơi quan lang yên nghỉ, nên không ai dám xâm phạm.  Cổ vật gốm, sứ thu được trong mộ đá, hiện trưng bày ở Bảo tàng Hòa Bình. 
Đi dạo quanh co, qua giới thiệu nhiều lần, thì chúng tôi tìm đến nhà anh Bùi Văn Tuấn, ở xóm Đồng Mùi. Hỏi đường lên ngôi mộ thiêng trên đỉnh núi, anh Tuấn bảo: “Các anh cần gì phải trèo lên đỉnh núi ấy xem mộ. Ngay vườn nhà tôi cũng có ngôi mộ khổng lồ. Ngôi mộ này to lắm, to nhất xóm, hiện chìm dưới lòng đất”. Nói rồi, anh Tuấn dẫn chúng tôi ra sau vườn. Khu vườn rộng mênh mông vừa được cuốc xới. Các khối đá xám lớn đổ ngổn ngang, rõ ràng dấu tích của một ngôi mộ đá. Anh Tuấn gọi thêm mấy thanh niên, cùng bà hàng xóm, đứng thành 4 điểm để đánh dấu ngôi mộ. Căn cứ vào đó, ngôi mộ này dài cỡ 10m, rộng 7m. Tính ra, diện tích ngôi mộ đá khoảng 70 mét vuông. Nếu con số này là thực, thì đây quả là ngôi mộ khổng lồ, lớn hơn rất nhiều so với các ngôi mộ đá lớn nhất hiện còn tồn tại ở Vĩnh Đồng, thuộc xứ Mường Động xưa. Anh Tuấn chỉ tay về phía bắc của khu vườn, nơi ấy rõ ràng còn trồi lên các phiến đá đổ vỡ, xếp thành hàng thẳng. Theo anh Tuấn, mấy chục năm trước, toàn bộ khu vực xóm Đồng Mùi là nghĩa địa hoang vu. Nghĩa địa này nằm lọt trong rừng rậm. Khi đó, khu vực này toàn các cây sui khổng lồ, to mấy người ôm, không ai dám mò vào. Khu rừng hoang vắng đến nỗi, hổ báo cũng tìm đến trú ngụ. Năm 1970, chính quyền vận động nhân dân khai hoang, lập xóm, mở rộng đất trồng mía, trồng cam, gia đình ông Tuấn đã di chuyển từ làng dưới vào khu rừng này đốn hạ các  cây sui khổng lồ, khai khẩn ruộng đất. Lúc đầu, chỉ có 7 hộ dân, đều là những người có ít đất cát, lại bạo gan, dựng nhà ở cạnh nghĩa địa. Khi đó, anh Tuấn mới hơn 10 tuổi, tuy  nhiên  trong ký ức anh, vẫn rõ mồn một về các ngôi mộ khổng lồ. Sau khi đốn hạ các cây sui lớn, thì ngôi mộ đá hiện ra. Hàng chục phiến đá rộng khoảng 1,5-2m, dày 20cm, chôn sâu xuống lòng đất 2-3m và cao 3-4m.  Người dân đứng thành những điểm đánh dấu vị trí và sự khổng lồ của ngôi mộ đá hiện chìm dưới lòng đất. 

 

Do đó, các phiến đá này đều dài từ 5-7m, chôn chắc chắn xuống lòng đất, bao quanh ngôi mộ như hàng rào. Tính ra, mỗi phiến đá nặng vài tấn. Nghi đây là kho báu khổng lồ, nên cuối năm 1979, bố anh Tuấn huy động anh em đào bới ngôi mộ này. Khi vét lớp đất bề mặt, thì ngôi mộ hiện ra. Ngôi mộ được xếp bằng những phiến đá khổng lồ theo kiểu giật cấp, càng lên cao càng thu nhỏ lại. Ngôi mộ dài tới 8m, rộng 4m. Các phiến đá xếp làm mộ dày 0,4m, rộng 1,2m và dài tới 5m. Phần mộ đá này nằm trọn trong hàng rào đá quây bên ngoài. Theo anh Tuấn, thời gian đó, sức người cũng không làm nổi ngôi mộ kỳ công như vậy, chứ không nói những người đã sống cách nay mấy trăm năm. Bởi ngôi mộ có kích cỡ quá lớn, vì thế mọi người đồn rằng, đây là mộ của những người khổng lồ, cao từ 5-7m (?!). Tin rằng có kho báu, vì thế mọi người đã dùng 2 cây gỗ lớn, to bằng cái phích, làm đòn bẩy bật các phiến đá này lên. Mặc dù vậy, mấy chục người đu vào hai thanh gỗ, gẫy cả hai thanh gỗ mà các phiến đá làm nắp mộ vẫn không hề nhúc nhích. Dùng xà beng đâm, tuy nhiên đâm suốt mấy ngày, phồng rộp cả tay, mới phá thủng được một phiến đá. Thế nhưng, phía dưới phiến đá khổng lồ đó lại có phiến đá nữa chặn lại. Không phá nổi mộ, gia đình anh Tuấn bèn lấy đất lấp lại.
Những triều đại phong kiến của Việt Nam đã để lại rất nhiều di sản kiến trúc có giá trị, trong đó có hệ thống lăng mộ đá của những bậc quan lại. Hiện, ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang vẫn còn lại 26 khu lăng mộ thuộc loại này.
Hệ thống lăng đá cổ Hiệp Hòa đã sớm được công nhận là Di tích Văn hóa cấp Quốc gia, điển hình như lăng Dinh Hương, lăng họ Ngọ...
Lăng họ Ngọ (còn gọi là Linh Quang từ) được xây dựng vào năm Chính Hòa thứ 18 (1697) ở làng Thái Thọ, xã Thái Sơn, huyện Hiệp Hòa. Đây chính là nơi lưu giữ di hài Quận công Ngọ Công Quế, một võ quan nổi tiếng dưới triều vua Lê Hy Tông (1676 - 1705). Lăng được xây khi Quận công Ngọ Công Quế còn sống.
Lăng xây bằng loại đá muối và đá ong lấy từ núi Y Sơn, xã Hòa Sơn, cách đó tầm 1,5km. Tổng diện tích khuôn viên khu lăng mộ đá khoảng 400 m2. Lăng hình chữ nhật, cửa hướng về phía Nam, phía trước có ao hình chữ nhật, 4 phía trước kia có tường được xây bằng đá ong. Cổng dẫn vào lăng xây kiểu vòm cuốn. 2 bên cổng có hai con chó đá. Qua cổng lăng, trên khu đất trước mộ phần, 2 bên có hai dãy tượng đá đứng chầu uy nghiêm.
1 trong 2 con voi đá trong tư thế nằm phủ phục trước tiền sảnh mộ võ quan thủy binh La Đoan Trực.
Đặc biệt hơn, trong lăng có đôi voi đá được tạc ở tư thế quỳ, vòi cuộn gập lên miệng trông rất đẹp. Hơn nữa, còn có đôi ngựa bằng đá có dáng cân đối, khỏe, đẹp. Đôi nghê đá trong tư thế đứng, râu cằm xoắn, đầu to, bờm ngắn. Đôi cá sấu đá miệng mở rộng để lộ viên ngọc lớn, thân, lưng và đuôi cùng bốn chân được chạm trổ công phu... điển hình cho nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc trang trí thời Lê-Mạc.
Rời lăng họ Ngọ, chúng tôi đến làng Dinh Hương, xã Đức Thắng, thị trấn Thắng, một địa danh nằm cách khu lăng họ Ngọ tầm 1,5 km về hướng Tây Nam. Ở đó có quần thể khu lăng Dinh Hương bằng đá xanh rất hoành tráng được xây dựng vào những năm 1729, có nghĩa dưới triều Lê Trung Hưng (1533 - 1788). Lăng Dinh Hương rộng tới  300m2, nằm trên một quả đồi thấp tròn, mặt ngoảnh về hướng Đông, xưa có tường đá ong bao quanh. Lăng Dinh Hương là nơi an nghỉ của vị võ quan thủy binh La Đoan Trực (1688-1749).
Quần thể lăng mộ đá Dinh Hương chia làm 3 phần chính: Phần mộ táng ở giữa, phần thờ tự ở bên trái, phần bia ở bên phải. Lăng đá có hệ thống tượng người và thú vật tạc bằng đá xanh, kích thước lớn, hình khối mập, chắc, chạm tỉa công phu. Trong lăng có hai bức tượng đá tạc hình hai vị võ tướng dắt ngựa đứng chầu đối diện nhau. Cặp tượng này được coi kiệt tác của nghệ thuật chạm khắc đá của người xưa. Tượng võ quan đeo gươm dắt ngựa phía bên trái râu dài, mặt nhỏ; võ quan đeo gươm dắt ngựa phía bên phải mặt to, hàm rộng. Toàn bộ hình khối tượng được chạm khắc công phu làm toát nên vẻ đạo mạo, phi phàm.
Phía trước mộ phần có khoảng sân rộng bằng gạch. Trên sân, ngoài cùng có đôi tượng voi bằng đá trong tư thế phủ phục trông hiền lành, thuần phục. Vào phía trong, ngay 2 bên hương án là 2 con nghê đá trong tư thế ngồi, mặt ngửa lên trời cao. Toàn thân nghê đá là 1 lớp lông hình vảy rồng, đầu phủ bờm dài được chạm khắc tuyệt đẹp. Phía trong cùng, 2 bên mộ phần có 2 tượng nữ quan đứng hầu mang vóc dáng và dung mạo sống động như nguyên mẫu đời thường.

 

Trải qua khoảng thời gian dài các pho tượng đá ở những khu lăng mộ này vẫn còn khá nguyên vẹn và tuyệt đẹp như xưa, như minh chứng cho một thời kì vàng son của kĩ thuật điêu khắc đá của người Việt.

 

Người Việt xưa có quan niệm về số mệnh của con người không chỉ phụ thuộc vào bản thân người đó (tức giờ ngày, tháng, năm sinh) mà còn phải chịu ảnh hưởng từ âm phần và dương phần nên mới có câu “Nhất mộ, nhì phòng, tam bát tự”.
Thời gian người ta sống trong căn nhà so với thiên thu an nghỉ dưới phần Mộ thì chỉ là một khoảng thời gian ngắn ngủi, hơn thế nữa nhà cửa, biệt thự đất cát là của phù du có thể sang nhượng, đổi chác, mua bán chứ phần Mồ Mả, Lăng tẩm ,mộ đá không mái của Gia tiên thì vĩnh viễn không thể thay đổi được.
Một số lý do cần phải cải táng

1 Người qua đời sau ba năm thì nên cải táng
2 Vì nhà hoàn cảnh nên khi cha mẹ mất không tiền lo liệu, những vật dụng khi chon cất thường có chất lương không cao, sau ba năm thì cải táng, kẻo sợ ván mục nát hại đến phần thi hài
3 Vì chỗ đất chon cất bị mối kiến, nước lụt thì cải táng
4 Những thầy phong thủy thấy chỗ mả vô cớ sụt đất, hay cây cối ở trên mả tự nhiên khô héo, hay trong nhà có kẻ dâm loạn điên cuồng, hay trong nhà đau ốm lủng củng, kiện tụng lôi thôi, thì cho là tại mộ nên cải táng
5 Một số người muốn cầu mong công danh phú quý, nhờ thầy phong thủy tìm chỗ cát địa mà cải táng. Lại có một số người thấy nhà khác phát đạt, đem mộ nhà mình táng gần vào chỗ mộ nhà đó, để cầu được hưởng dư khí.
Mộ đá Ninh Bình khuyên bạn những trường hợp không được cải táng

Khi nào cần cải tang thì bạn đã biết, bạn cũng cần biết khi nào không được cải táng
1 . Không được cải tang khi đào đất thấy có con rắn vàng thì cho là long xà khí vật.
2 . Khi mở quan tài có thấy có dây tơ hồng quấn quýt thì cho là đất kết
3 . Khi hơi đất chỗ đó ấm áp, trong huyệt khô ráo không có nước hay là nước đóng giọt lại như sữa là tốt,hay  thi hài không tan hết, phải lập tức lấp lại ngay
Mả kết phát hay nở to ra,Con cháu đang ăn nên làm ra thì tuyệt đối không được cải táng.
Chuẩn bị kỹ khi cải táng
1. Trước ngày thực hiện cải táng làm lễ cáo từ đường. Đến ngày cải táng, lại làm lễ khấn thổ công chỗ để mộ mới
2 .Nhờ người tinh thông, chuyên môn thạo công việc xem cẩn thận phần Mộ xấu tốt thế nào, thi hài đã tan hết chưa thì mới được cải mộ.
3. Quyết định thời điểm nào phù hợp nhất để cải táng. Chọn ngày lành tháng tốt, hợp với công việc và phong thủy. Chọn ngày Hoàng đạo hay ngày bất tương, kỵ nhất là ngày trùng tang. Bốc mộ mà gặp ngày trùng tang, con cháu sẽ lụi bại về sau.
4. Chọn hướng tốt và xây mộ đá hay mộ đá không mái, hướng mộ theo mệnh người chết, nếu an táng chung trong khuôn viên lăng mộ của dòng họ thì bên trên theo hướng chung, bên dưới có thể dùng 24 cung sơn hướng điều chỉnh
5 .Chuẩn bị trong Quan ngoài Quách theo khả năng của gia đình, 1vuông vải điều, 20 tờ trang kim, 50 lít nước Vang ( ngũ vị ), 50 lít nước sạch,  2 lít rượu,  10 khăn mặt mới ,  2 bàn chải to , 1 bàn chải đánh răng , 3 chậu to mới, 50 kg củi, bạt che gió,mưa,ánh sáng
6 .Nên làm vào ban đêm, mùa đông đây là thời điểm âm chi trong âm rất phù hợp công việc cải tang mộ phần
7. Tuổi Nam kỵ tam hợp, tuổi Nữ kỵ tứ hành xung tránh mặt lúc mở nắp quan tài và khi hạ huyệt
8 . Lễ xin Thần linh trước khi phá nấm,mở nắp,hạ huyệt.Sau khi xong lễ tạ chu đáo, chỗ huyệt mới và cũ đều rắc tiền vàng xuống đáy.

Trên đây là những thông tin bạn cần biết khi muốn cải táng để xây dựng lăng mộ đá cho người đã khuất.

 Một dịp để cả đại gia đình đoàn tụ sau những năm tháng xa cách có lẽ là yếu tố tích cực duy nhất của phong tục bốc mộ vẫn đang diễn ra trên một số tỉnh thành của Việt Nam. Ô nhiễm môi trường, vất vả cho người còn sống và cả sự đau xót khi chứng kiến người thân đã khuất bị động chạm đến giấc ngủ vĩnh hằng khiến cho tục bốc mộ, theo quan điểm người thực hiện phóng sự này, có lẽ đang trở nên không còn phù hợp với thời đại.
Nguồn gốc của tục bốc mộ, có lẽ tục lệ này xuất phát từ tín ngưỡng thờ cúng cha mẹ tổ tiên, mong muốn người thân đã khuất được “sạch sẽ” và muốn xây dựnglang mo da đẹp. Bốc mộ - cải táng có lẽ do không nỡ để cho thân xác người thân thuộc bị ngâm lâu trong nước bẩn, bị một số tấm ván mục nát của quan tài đè lên. Gia đình đào áo quan đã chôn lên, rửa sạch xương cốt người đã khuất, đặt vào hộp sắt nhỏ hay tiểu sành và chôn lại ở khu đất khác.
Về mặt tâm linh thì các thầy phù thuỷ cho rằng người âm thuộc về bóng đêm, đặc biệt là đêm đông. Về khoa học, ban đêm với tiết trời lạnh lẽo là lúc thích hợp nhất để đưa lên một thi thể đang hay đã phân hủy, chứa nhiều khí và vi sinh vật độc hại và rất có khả năng gây ô nhiễm môi trường, thậm chí dẫn đến bệnh tật, thậm chí dịch bệnh cho con người. Nếu chuyện này được làm giữa trưa nắng vào một ngày hè thì các nguy cơ và rủi ro sức khoẻ hẳn sẽ tăng lên đáng kể.
Theo tục lệ, sau 3 năm là có thể thực hiện công việc này. Gần đây, do sử dụng những loại thuốc, đặc biệt là các hoá chất điều trị ung thư, thân xác lâu phân huỷ hơn rất nhiều. Có các trường hợp sau 10 năm bốc lên vẫn còn dính thịt tại những khớp xương.
Để xây dựng mo da cho người quá cố thì cần phải bốc mộ nhưng chuyện bốc nhầm mộ không phải là hiếm. Do trời tối, thời tiết mưa gió, sức người có hạn , nhiều nấm mộ giống hệt nhau đã gây nên nhầm lẫn. Chính vì vậy, gia quyến thường dọn cỏ, chặt cây bên mộ từ sáng sớm để thuận tiện cho công việc ban đêm.
Công việc độc hại này ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ những người bốc mộ. Một số người đã nhiễm những bệnh hô hấp và da liễu do phải tiếp xúc thường xuyên với tử thi phân huỷ. Hơn thế nữa, nước thải và rác thải từ việc bốc mộ gây ô nhiễm môi trường nặng nề với mùi xú uế và nguy cơ gây bệnh.
Trong hoàn cảnh một số trường hợp lợi dụng mê tín để lừa đảo bị phát hiện thì vẫn có những người làm công việc này vì cái tâm như thầy Định. Ông cho rằng cái chết đã là sự chấm dứt của con người tại thế giới này nhưng ông vẫn làm công việc mồ mả một cách cẩn thận nhất để gia quyến được yên lòng với người đã khuất.
Một số chuyện tâm linh rất khó có thể cắt nghĩa, giải thích. Có người cho hay: Một bệnh nhân hỏng não, sống đời sống thực vật còn chẳng tác động được gì tới người thân, huống chi là người đã chết. Ngược lại, cũng có cách nhìn nhận như sau: Những chiếc điện thoại được kết nối với nhau bởi các tần số vô hình, không ai nhìn thấy, chẳng ai nghe được nhưng nó vẫn đang gây tồn tại.

Là một phong tục đang dần trở nên lạc hậu so với thời đại, tuy nhiên đối với một số người, bốc mộ vẫn được coi là chuyện đại sự đặc biệt là xây dựng mộ khu mo da khong mai khang trang. Nó không chỉ là việc chăm sóc cho người thân đã khuất, thậm chí còn được coi là có liên quan đến sự hưng suy của gia tộc. Biết bao gia đình khác, bao dân tộc khác không bốc mộ, liệu tương lai con cháu họ có bị ảnh hưởng hay không, là câu hỏi không dễ trả lời.
Việc thực hiện tín ngưỡng của mỗi người cũng cần có sự quản lý chặt chẽ, tạo nên nếp sống văn minh hiện đại.
Tôi thấy có hiện tượng một số địa phương xây các ngôi mộ rất to và hoành tráng khi trước đây do dân số thưa thớt nên người chết được chôn ở gần làng mạc. Bây giờ đất thổ cư  đã phủ kín khắp nơi và các ngôi mộ cũng tranh thủ xây dựng mất rất nhiều diện tích ngay trong đường làng hay đường xóm. Nhà nước nếu không quản lý chặt tình trạng này thì sẽ loạn mất. Hàng năm có khoảng 1 triệu người Việt Nam qua đời, nếu không tính ký thì sẽ không còn nơi để chôn cất hay thờ tự nữa. Bên cạnh đó, việc thực hiện tín ngưỡng cũng cần phải có sự quản lý chặt chẽ, tạo nếp sống văn minh hiện đại.

 

Cần đưa những vấn đề xã hội thành luật để mọi người có cơ sở mà thực hiện:
1. Cấm thắp nhang ở tất cả những tượng đài nơi công cộng. Được phép viếng thăm và đặt nhành hoa nhằm đảm bảo nét thanh tao và không gây mất trật tự, ô nhiễm môi trường cũng như sự lạm dụng mê tín dị đoan.
2. Đối với những di tích lịch sử hay đền chùa cấm người dân không được thắp nhang và đặt tiền vàng giả. Những nơi này chỉ cho phép những  nhà sư hay những người quản lý thắp nhang phục vụ chung nhằm giữ được nét truyền thống và không gây ô nhiễm, không gây hỏa hoạn.

 

3. Cần sử dụng hệ thống truyền thông một cách hiệu quả để giáo dục người dân về nếp sống văn minh hiện đại.

 

Cải mộ là giai đoạn rất quan trọng của các gia đình có người thân đã khuất núi do đó khi cải táng mộ chúng ta cần phải chú ý một số điều sau:
1. Kiểm tra phần mộ người đã khuất
Việc đầu tiên trước khi chúng ta muốn tiến hành cải táng hay quy tập mộ thì phải xem mộ đó như thế nào ? Mộ đã đủ thời gian cải táng chưa ? Mộ đó có kết hoặc phạm trùng gì không ? Mộ kết có thể hiểu là mộ đã thụ được Linh Khí của Long mạch, tụ khí lại trong mộ và làm cho con cháu trong dòng họ đó làm ăn thuận lợi, gia đình , dòng họ thuận hòa và mạnh khoẻ.

2. Thời điểm cải táng và quy tập mộ :
 Theo tất cả những sách từ xưa để lại, thời gian tốt nhất trong năm là từ cuối Thu đến trước ngày Đông Chí của năm. Không ai cải táng , quy tập mộ thời gian đầu năm cũng như sau Đông Chí . Chọn lựa thời gian để cải táng là một việc rất quan trọng. Theo phong tục của người Việt Nam xưa, người đã khuất sau 3 năm thì cải táng, cũng là lúc con cháu mãn tang, tức là hoàn toàn hết để tang vong linh. Chính vì thế, việc cải tháng thường được tiến hành sau 3 năm chôn cất. Mặc dù vậy, ngày nay thực tế môi trường địa lý và khí hậu có nhiều sự thay đổi, những hoá chất được sử dụng rất nhiều trong đất để phục vụ cho sản xuất nông công nghiệp. Hiện tượng sau 3 năm người đã khuất chưa phân huỷ hết diễn ra rất phổ biến, nên rất nhiều gia đình lựa chọn giải pháp là để thời gian cải tháng lâu hơn từ 4 đến 5 năm để tránh những hiện tượng trên. Năm để tiến hành cải táng phải được lựa chọn theo tuổi của vong, tránh những năm xung sát. Ngoài ra còn phải căn cứ theo tuổi của trưởng nam trong nhà, vì khi vong đã mất thì mọi sự may rủi đều gánh trên vai của người trưởng nam. Năm để tiến hành cải táng cũng phải được phù hợp với tuổi của người trưởng nam."

 

Chính vì thế cần lưu ý rằng, nên nhờ một thầy chuyên gia có kinh nghiệm về Phong Thuỷ chính thống tiến hành xem xét cẩn thận trước khi cải táng, nếu không biết mà tự ý tiến hành thì sẽ dẫn đến những hậu qủa khó lường sau này.

 

Khi đã chọn lựa được thời điểm tiến hành cải tang thì những người trong gia đình sẽ phải chọn lựa một huyệt đất mới để chuyển hài cốt sang. Dĩ nhiên không phải khu đất nào cũng an táng lập phần mộ vĩnh cửu được . Ngày xưa, điều kiện đất đai còn rộng lớn thì việc lựa chọn này tương đối dễ dàng. Nhưng ngày nay, đất chật người đông khi diện tích đất dành cho người quá cố cũng đã hạn chế. Thường ở địa phương sẽ tiến hành bố trí cho gia đình một huyệt đất mới ở cùng khu nghĩa trang nơi hung táng.

 

Nếu những gia đình có điều kiện thuê thầy địa lý tầm long tróc huyệt để chọn lựa được một khu mộ huyệt thật ưng ý. Hay lập thế tụ long tạo trạch đối với khu đất mà địa phương đã an bài để đặt phần mộ thì tôi không nói ” bởi đôi khi cũng có những khu đất mà địa phương an bài không được tốt khi cải táng vào buộc phải dẫn long tụ khí, tạo thế tụ huyệt tạo trạch “ còn đối với gia đình phải bắt buộc chôn khi địa phương an bài hay có sự chọn lựa trong khu vực đó thì nên làm như sau:
- Đất chọn huyệt mộ là nơi đất mới chưa từng bị chôn lấp, đào xới là sự lựa chọn tốt nhất. Khí đất của huyệt tươi tốt, đất rắn chắc tươi tắn. Nếu là vùng đồng bằng thì đất tươi mịn, có mùi thơm, đào lên phía dưới độ 60 tới 70cm đất đặc quánh, có màu vàng nhạt hay màu nâu đậm hoặc nên cùng mầu với đất khu vực bản địa. Nếu là miền sơn cước thì đất mịn màng, tuy khô nhưng có màu vàng nhạt.”nhưng không được quá khô”.
- Kỵ nhất là huyệt đào là nơi đất tơi xốp khô quá, “không tốt cho xương”. hay đào lên ở đáy huyệt nếu có mạch nước ngầm chảy xiết dưới huyệt. “nâu dài rất dễ trôi mất tiểu mất mộ ” trừ khi dòng nước đó được xác định là” tụ huyệt long thủy lộ” nếu đào có nước ít thì tốt nhưng không được chảy xiết và Màu sắc của nước trong , mùi thơm, tránh nước có mùi tanh nồng mùi hôi hoặc mùi khó ngửi. Các huyệt ở đồng bằng thì nên có ít nước ở dưới huyệt.hay kỵ chôn đè nên huyệt cũ của người khác “nếu phải chôn thì chỉ chôn bên cạnh”.
- Ở những vùng nghĩa trang nơi quy tập nhiều mộ, thường bị tình trạng quá tải về diện tích, những mộ chen lấn nhau. Tránh huyệt bị những mộ xung quanh lấn chiếm trước mộ đè nên mộ, hay những góc mộ khác trọc vào ngay trước phần mộ, hay đâm xuyên vào 2 bên cạnh mộ. Nếu lựa chọn được huyệt phía trước rộng thoáng, lại nhìn ra ao hồ hay sông suối là đắc cách. Trường hợp đất đai quá hiếm không chọn được huyệt có phía trước thoáng rộng thì tối thiểu cũng phải có một khoảng đất trống nằm ngay phía trước huyệt mộ.
- Quan sát cẩn thận và kỹ lưỡng hệ thống đường đi xung quanh huyệt. Nếu huyệt có đường đi đâm thẳng vào giữa hay đâm xuyên sang hai bên thì chủ về phá bại không thể dùng. Đường đi sát ngay phía sau huyệt cũng tối kỵ chủ tổn hại nhân đinh. Tốt nhất lựa chọn huyệt nơi yên tĩnh xa cách với đường đi lối lại quanh khu vực mộ.

 

- Ở vùng núi non thì cần thẩm định huyệt theo các tiêu chí của địa lý . Huyệt tìm được các nơi được bao bọc có long hổ hai bên ôm lấy huyệt, phía sau có cao sơn che chắn, phía trước có minh đường thuỷ tụ thì quá tốt, sau khi chọn được đất tiến hành xây cất chước khi xây cất ta cũng làm lễ và chọn ngày giờ cẩn thận.

 

last post
8 years ago
posts
7
views
244
can view
everyone
can comment
everyone
atom/rss
official fubar blogs
 8 years ago
fubar news by babyjesus  
 13 years ago
fubar.com ideas! by babyjesus  
 10 years ago
fubar'd Official Wishli... by SCRAPPER  
 11 years ago
Word of Esix by esixfiddy  

discover blogs on fubar

blog.php' rendered in 0.0799 seconds on machine '110'.